HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHUẨN
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là để bảo vệ môi trường, đồng thời một số trường hợp có thể tái sử dụng nguồn nước đã qua sử dụng, nhằm giải quyết“tình trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng nghiêm trọng”.
1. Khái niệm về xử lý nước thả
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải để tạo thành nước đủ tiêu chuẩn có thể thải trở lại môi trường bằng các công nghệ đặc biệt. Nước đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước và không gây ảnh hưởng đến đến môi trường, các vùng nước tự nhiên như: ao hồ, sông suối, đại dương... hoặc trước khi nó ngấm đến các tầng nước ngầm.
Xử lý nước thải chính là một trong những việc quan trọng nhằm kiểm soát việc ô nhiễm nguồn nước cũng như tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
2. Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hiểu đơn giản: “Hệ thống xử lý nước thải là sự kết hợp của các công nghệ riêng lẻ thành một quy trình hoàn chỉnh, nhằm giải quyết nhu cầu xử lý nước thải cụ thể của bạn.”
Bạn có thể sử dụng hệ thống xử lý nước thải kết hợp AAO – MBR: Đây là hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học được dùng ở nhiều bệnh viện, trạm y tế, phòng khám hiện nay.
Như ví dụ minh họa ở trên, bạn có thể hiểu rằng: “với mỗi nhu cầu xử lý nước thải khác nhau thì ta sẽ sử dụng công nghệ xử lý nước thải khác nhau” để đáp ứng được quy định về xả nước thải của cơ quan chức năng, tránh gây ô nhiễm môi trường hoặc để tái sử dụng nước thải sau xử lý.
3. Thành phần cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải
Như đã đề cập ở phần khái niệm, để xác định chính xác thành phần tạo nên một hệ thống xử lý nước thải chúng ta cần phải biết đặc điểm thành phần của nước thải và yêu cầu về chuẩn xả thải của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thành phần cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
- Các bể lắng, song chắn rác…: để loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong quá trình xử lý.
- Máy bơm nước: kiểm soát dòng chảy của nước thải.
- Nguồn cấp hóa chất: để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình keo tụ, đông tụ, kết tủa… nhằm loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ, chất lơ lửng nhỏ, kim loại nặng…
- Lọc nước: nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại (dựa theo quy định xả thải, ở giai đoạn lọc nước sẽ sử dụng thiết bị phù hợp).
- Điều chỉnh độ pH: tùy vào hệ thống, thông thường việc này nằm ở giai đoạn xử lý hóa học.
- Tủ điện điều khiển: dựa vào nhu cầu vận hành tự động của công trình.
Các thành phần cơ bản như trên đã đủ đáp ứng yêu cầu của một hệ thống xử lý nước thải cơ bản. Tuy nhiên, doanh nghiệp có yêu cầu xử lý nước thải ở mức độ cao hơn, có thể sẽ phải bổ sung thêm công nghệ hoặc tính năng ở một số giai đoạn.